Tin tức & Sự kiện - Công ty TNHH MTV Dịch Vụ bảo vệ Tùng Long

Tin tức & Sự kiện

Hai giàn khoan, sự quan ngại và tương lai của một dân tộc

( 08-04-2016 - 01:12 PM ) - Lượt xem: 3822

 

(Biển Đảo) - Theo thông tin mới nhất, giàn khoan Hải Dương 981 đã tiếp tục di chuyển vào vùng chồng lấn chủ quyền mà Trung Quốc và Việt Nam đang đàm phán trên biển Đông mặc dù trước đó đã nhận được công hàm cảnh báo của Bộ Ngoại giao. Ngang nhiên, ngỗ ngược, bất chấp luật pháp quốc tế nhưng cái giàn khoan ấy vẫn hàng ngày hàng giờ di chuyển trên biển Đông như một lời thách thức đối với chủ quyền của Việt Nam. Và chúng ta chỉ biết quan ngại!

Tính đến thời điểm hiện tại không chỉ có Hải Dương 981 mà còn tồn tại giàn khoan Hải Dương 943 đang trực tiếp xâm lấn tranh chấp chủ quyền của nước ta ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hơn nữa, Trung Quốc cũng điều 3 tàu tuần tra hỗ trợ giàn khoan này là Hải Dương 564, Hải Dương 617 và Hải Dương 618. Thậm chí Trung Quốc còn ra lệnh cấm các tàu thuyền đi lại quanh khu vực đặt hạ hai giàn khoan này gây bất ổn hàng hải trên biển Đông. Theo thông tin trang mạng ocean.china.com.cn cho biết, Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương – 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1 tỷ USD). Như vậy, có thể vẫn còn hai giàn khoan Hải Dương 982 và 944 đang chờ để ra biển Đông trước sự quan ngại của chúng ta.

Giàn khoan Hải Dương 981 trong mưu đồ bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông.

Giàn khoan Hải Dương 981 trong mưu đồ bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông.

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết “Việt Nam đã từng đề xuất đàm phán chuyện xâm lấn này nhưng Trung Quốc phớt lờ. Họ không chấp nhận đề xuất của Việt Nam dù hô hào và kêu gào gác tranh chấp cùng khai thác”. Còn Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) bức xúc cho rằng “Tôi ngạc nhiên khi trong tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về Biển Đông đều cho rằng “đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia”. Đánh giá “đảm bảo chủ quyền quốc gia” trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm khích, o ép dân, cướp bóc dân, thậm chí là giết dân… Người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm tới chủ quyền như là dùng các chuyến bay cắt ngang các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận”.

Theo Đại biểu Trần Đình Long (Đăk Nông) lo ngại “Tại sao Quốc hội không có nghị quyết chính thức về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, trong khi Mỹ và các nước EU đều chính thức có ý kiến?… Là một đảng viên và ĐB Quốc hội, tôi cũng thấy không biết nói với cử tri thế nào khi dân hỏi về thái độ của Quốc hội đối với vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa”. Đồng tình với quan điểm trên ĐB Lê Minh Thông (Thanh Hóa) cho biết: “Cử tri mong muốn Quốc hội mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và cần có tuyên bố trong vấn đề Biển Đông. Nhiều cử tri hỏi tại sao chúng ta không có tiếng nói mạnh mẽ hơn”.

Riêng ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM), một tiếng nói thẳng thắn trên nghị trường phải viện đến cả thi ca “Nỏ thần chớ để sa tay giặc/ Mất cả đất liền, cả biển sâu” khi nói về vấn đề chủ quyền biển Đông và đề nghị “Lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của người dân làm mục tiêu cao nhất nghĩa là phải xác định cho đúng giữa ta và bạn – thù”.

Với sự việc giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa của nước ta năm 2014 nhằm che dấu âm mưu xây dựng hàng loạt các đảo nhân tạo phi pháp với mục đích quân sự hóa biển Đông. Thì đến nay việc liên tiếp đưa các giàn khoan chẳng phải đã cho thấy Trung Quốc đang gấp rút tiến hành độc chiếm trên biển Đông sao? Và chủ quyền chúng ta đang bị xâm phạm từng ngày, từng giờ, mỗi tấc đất xương máu của cha ông đang bị mất dần.

Trung Quốc đang dùng chiến thuật “cắt lát salami” – không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ mà “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Với chiến thuật đó Trung Quốc đang từng bước chiếm các bãi cạn đảo nhỏ, biển Đông và cả đất liền của Việt Nam. Tiêu biểu như vùng Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế chỗ nào cũng nhan nhản người, công trình, dự án của Trung Quốc.

hai-van

Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam.

Thâm độc là thế, nhưng một số lãnh đạo Việt Nam vẫn thờ ơ cắt đất, cắt rừng cho thuê, nhận dự án, nhận công trình, cho phép người dân Trung Quốc sinh sống mà không có một chút mảy may lo toan với vận mệnh đất nước. Và đến thời điểm này vẫn chưa có một thái độ mạnh mẽ nào về vấn đề chủ quyền biển đông. Điều đó cũng giống như thái độ im lặng đáng sợ của hội trường trước sự trải lòng Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.

Lao-dong-TQ

Những “làng Trung Quốc”, “xóm Trung Quốc” đang mọc lên nhan nhản khắp Việt Nam?

Cần lắm sự kiên quyết không đánh đổi chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cần lắm hành động quyết liệt không cho 1000 xe bus Trung Quốc vào Việt Nam của Bí thư Đinh La Thăng, cần lắm hành động mạnh mẽ bắt tàu chở dầu lậu như Bộ đội Hải Phòng và cần lắm lòng những tiếng nói bảo vệ chủ quyền của nhân dân nói chung trong suốt thời gian qua.

Nhưng với từng ấy tâm huyết thì chắc chắn sẽ không đủ sức để chống lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc và sự quan ngại của một số lãnh đạo nước ta. Vận mệnh dân tộc sẽ như thế nào? Tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Khi chúng ta chưa một lòng hướng về lợi ích dân tộc!

Bạn đọc Thu Phương

  • Bình luận bài viết

Hình ảnh công ty